Sau thời gian dài đưa vào vận hành, bạn cần kiểm tra và bảo hành các bộ phận, chi tiết của máy hút bụi (may hut bui) như dây đai máy, bộ lọc bụi, bàn chải cuộn. Việc bảo dưỡng định kỳ máy hút bụi công nghiệp sẽ giúp máy vận hành êm ái, nhẹ nhàng hiệu quả và bền bỉ. Mặc dù không phải là thợ sửa chữa hay người am hiểu kỹ thuật máy móc một cách chuyên nghiệp, thì bạn vẫn có thể tự bảo dưỡng máy hút bụi tại nhà để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian.
Bước 1: Dùng mắt thường quan sát, kiểm tra diện mạo bên ngoài máy
Trước tiên, bạn cần kiểm tra thân, vỏ máy để phát hiện các vết nứt, làm sạch bụi bẩn bám vào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra, văn chặt ốc của phích cắm điện cho chắc chắn, xem dây dẫn điện có bong tróc, hở đứt hay không. Trường hợp có thì bạn phải sửa chữa hoặc thay mới ngay để máy hút bụi hoạt động tốt và tránh được sự cố về điện như chập, cháy hoặc hở điện dẫn đến bị giật nguy hiểm.
Bước 2: Kiểm tra dây đai máy
Do chịu trách nhiệm về truyền động nên dây đai ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của máy hút bụi (may hut bui). Bạn cần kiểm tra các vết giãn, đứt hay chỗ dây xoắn, đảm bảo dây đai kết nối chắc chắn với thân máy. Nếu dây bị nứt hoặc bị xoắn sẽ khiến máy hoạt động không ổn định, tiếng rung và ồn sẽ rất lớn do nguồn cấp vào bị ảnh hưởng. Thêm nữa, nếu dây đai lỏng lẻo, bị mòn, đứt hoặc nổi những cục u không đều thì bạn cũng cần thay ngay để máy chạy đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 3: Xem xét bộ lọc máy
Bạn cần gỡ sạch tóc, lông thú nuôi như chó, mèo, bụi đất, giấy vụn bám vào bộ lọc của máy hút bụi để đảm bảo hiệu suất làm việc của động cơ. Bạn nên thường xuyên rửa sạch bộ lọc bằng nước xà phòng, phơi khô rồi lắp vào máy và thay bộ lọc mới 6 - 12 tháng/lần để ngăn ngừa nấm mốc, mùi hôi, vi khuẩn trong máy.
Bước 4: Làm sạch bàn chải cuộn
Bạn quan sát và làm sạch tóc, sợi chỉ quấn hoặc kẹt, lông vật nuôi hay mảnh vải vụn, giấy vụn bám vào bàn chải cuộn để bàn chải quay mượt mà. Sau đó, bạn quay thử vài vòng bàn chải cuộn và lắng nghe xem có tiếng rít hoặc tiếng ken két của vòng bi hay không, bàn chải có quay nhịp nhàng trơn tru không và nếu thấy quay bị đảo thì có thể thay vòng bi mới.
Bước 5: Vệ sinh, thay thế túi đựng bụi
Bạn cần thường xuyên kiểm tra túi đựng bụi xem nó đầy hay bị rách chưa, tránh trường hợp bụi rơi vào máy, làm kẹt ổ bi, kẹt bánh răng và cháy máy. Bên cạnh đó, cần đảm bảo miệng túi luôn kín để các mảnh vụn ở cửa nạp không rơi vào động cơ và cản trở hiệu suất làm việc của máy hút bụi. Khi túi đầy bụi thì bạn phải tháo ra, đổ sạch túi bụi đi và thay túi mới khi túi bị rách.
Bước 6: Kiểm tra ống hút bụi
Hình thành thói quen kiểm tra định kỳ ống hút xem có vết nứt hay bụi bẩn không, vật có kích thước lớn làm bít đường thông gió không. Ngoài ra, bạn không được cầm ống hút để di chuyển máy từ vị trí này sang vị trí khác vì dễ làm hư ống hút.
Chi tiết cần hỗ trợ, vui lòng gọi đường dây nóng (Hotline) ☎️ 0909 38 3939 để được Phòng kinh doanh tư vấn tận tình, miễn phí!